Apharin
Tư vấn miễn phí
0866.626.768
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Sản Phẩm
  • Góc Chuyên Gia
  • Hoạt Động
  • Cảm Nhận Khách Hàng
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ
Apharin
No Result
View All Result

Sai Lầm Khi Dùng Thuốc Huyết Áp Cao

admin-bt by admin-bt
May 24, 2022
in ĐIỀU TRỊ
0
Sai lầm trong uống thuốc huyết áp cao

Sai lầm trong uống thuốc huyết áp cao

Chào bạn,

Trong điều trị cao huyết áp, uống thuốc Tây hằng ngày dường như trở thành thói quen và là điều bắt buộc đối với mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, có nhiều người sử dụng thuốc huyết áp cao sai quy tắc, dẫn đến biến chứng xảy ra nhanh hơn, và phải chịu  nhiều tác dụng phụ hơn những người còn lại, …

Sai lầm trong uống thuốc huyết áp cao
Sai lầm trong uống thuốc huyết áp cao

Sau đây là các tình huống hay gặp khi sử dụng thuốc huyết áp cao

Contents

  • 1 1. Dùng thuốc không đúng thời gian
  • 2 2. Tự ý ngừng thuốc không theo liệu trình
  • 3 3. Tự ý tăng liều thuốc
  • 4 4. Dùng chung đơn thuốc huyết áp cao với người khác
  • 5 5. Chưa đề cao việc kết hợp ăn uống, sinh hoạt
  • 6 6. Chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm soát huyết áp
  • 7 7. Khi mắc bệnh khác, chưa chú ý đúng mức đến điều trị tăng huyết áp
  • 8 8. Chưa nhận thức đúng vai trò của thảo dược

1. Dùng thuốc không đúng thời gian

  • Như bạn đã biết, theo chu trình vận động của cơ thể, sẽ có những thời điểm cơ thể hấp thụ thuốc rất tốt, ví dụ buổi sáng. Do đó việc điều trị cao huyết áp cần uống thuốc đúng giờ, và duy trì đều đặn thành thói quen. Để làm tốt việc này, bạn cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và đúng theo toa thuốc hướng dẫn gửi kèm.

2. Tự ý ngừng thuốc không theo liệu trình

  • Thuốc Tây có tác dụng rất nhanh trong quá trình đưa huyết áp về mức bình thường, nên nhiều người cho rằng như vậy đã khỏi bệnh, và tự ý ngưng thuốc. Ngưng thuốc như vậy khiến cho có những tình huống huyết áp tăng cao đột ngột, gây ra tai biến.

3. Tự ý tăng liều thuốc

  • Một số biểu hiện của tăng huyết áp như là nhức đầu, khó chịu, làm cho người bệnh tưởng rằng cần phải tăng lượng thuốc để cắt những triệu chứng này. Và tự tăng liều thuốc như vậy lại làm huyết áp tụt nhanh quá mức, dẫn đến trụy mạch.
  • Theo chuyên gia y tế, khi cảm thấy nhức đầu, khó chịu, thậm chí huyết áp có tăng nhẹ so với huyết áp mục tiêu, người bệnh không nên tự ý tăng liều thuốc, đồng thời nằm nghỉ ngơi ở chỗ yên tĩnh, thoáng khí.

4. Dùng chung đơn thuốc huyết áp cao với người khác

  • Thực tế nguyên nhân làm tăng huyết áp ở mỗi người là khác nhau, tình trạng bệnh nặng nhẹ cũng khác nhau tùy theo từng người, từng giai đoạn bệnh, do đó cùng một loại thuốc lại không thể dùng chung liệu trình cho hai người khác nhau.
  • Câu hỏi đặt ra nữa là bệnh đã có biến chứng hay chưa, người bệnh có mắc các biến chứng khác liên quan gì không, … cũng ảnh hưởng đến liều lượng thuốc.
  • Cùng một loại thuốc, rất tốt với người này, song lại kém hiệu quả với người kia, do đó người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng chung đơn thuốc với bất kì ai.
Sai lầm trong uống thuốc huyết áp cao
Sai lầm trong uống thuốc huyết áp cao
Đọc thêm:

Cao Huyết Áp Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

5. Chưa đề cao việc kết hợp ăn uống, sinh hoạt

  • Một điều lưu ý cho bạn trong quá trình bạn điều trị bệnh cao huyết áp, đó là việc ăn uống sinh hoạt, cũng như uống thuốc phải được kết hợp, và thực hiện đều đặn từ ngày này sang ngày khác.
  • Có nhiều bệnh nhân khá chủ quan, cho rằng chỉ cần uống thuốc là đủ, nên không chú trọng đến vấn đề ăn uống và tập luyện, vô hình chung làm bệnh chậm hồi phục, đôi khi còn làm cho bệnh khó kiểm soát hay tiến triển nặng hơn.
  • Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể. Cần bổ sung các thực phẩm tốt cho người cao huyết áp như là gạo lứt, yến mạch, rau củ xanh, … hạn chế chất kích thích, chất đường, dầu mỡ, …
  • Về việc vận động, mỗi ngày tốt nhất bạn cần tập các động tác thể dục nhẹ nhàng 30 phút, đều các ngày trong tuần.  Có thể chọn những môn thể thao như đi bộ vừa, chạy bộ, không nên lựa chọn các môn luyện tập cần vận động mạnh.

6. Chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm soát huyết áp

  • Ở người cao tuổi, tâm lý cho rằng khi lớn tuổi thì mạch máu bị xơ cứng nên bị cao huyết áp là lẽ đương nhiên. Tuy vậy, các nghiên cứu y khoa đều đã kết luận rằng, điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi giúp làm giảm các nguy cơ tử vong do tim mạch và giúp tăng tuổi thọ.
  • Bên cạnh đó duy trì lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp tốt, dù là bạn đang ở độ tuổi nào.

7. Khi mắc bệnh khác, chưa chú ý đúng mức đến điều trị tăng huyết áp

  • Bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi người bệnh chỉ chú ý nhiều hơn đến các bệnh khác như tiểu đường, rối loạn mỡ máu,…
  • Trong khi đó, nếu kiểm soát huyết áp tốt thì sẽ làm chậm xuất hiện hay làm giảm tiến triển các bệnh này. Đừng quên kiểm soát huyết áp khi đang mắc đồng thời các bệnh khác.

8. Chưa nhận thức đúng vai trò của thảo dược

  • Huyết áp cao là căn bệnh cần điều trị trong thời gian dài. Nếu chỉ dùng thuốc tây, người bệnh có thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, không phòng ngừa được tai biến,… Để hạn chế tình trạng đó, người bệnh có thể sử dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp, nghĩa là dùng thêm các thảo dược điều trị huyết áp cao.

Ưu điểm nổi bật khi kết hợp dùng thảo dược trong điều trị bệnh là giúp hạ huyết áp, duy trì huyết áp ổn định, hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây, phòng ngừa nguy cơ tai biến,…Ngoài ra, thảo dược là loại thuốc huyết áp cao có công dụng giúp bền thành mạch, an thần ngủ ngon, và thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân đã loại bỏ tận gốc căn bệnh cao huyết áp nhờ thảo dược và thay đổi lối sống.

Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi giúp bạn tránh được “Sai Lầm khi sử dụng thuốc huyết áp cao”. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc trị lành bệnh cho mình và người thân, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline bên dưới, hoặc để lại câu hỏi, Nesfaco sẽ trực tiếp hỗ trợ giải đáp miễn phí cho bạn nhé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO

Hotline: 0913.141.131 – 0866.626.768

Email: info@nesfaco.com

Website: Nesfaco.com

Địa chỉ: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.

Tags: CAO HUYẾT ÁP APHARINCÔNG TY CỔ PHẦN NESFACOLÊ QUANG ÁNH NESFACOSAI LẦM KHI DÙNG THUỐC HUYẾT ÁP
Previous Post

Nên Uống Thuốc Huyết Áp Lúc Nào Trong Ngày

Next Post

Chỉ Số Huyết Áp Theo Độ Tuổi Là Như Thế Nào?

Next Post
chỉ số huyết áp

Chỉ Số Huyết Áp Theo Độ Tuổi Là Như Thế Nào?

HTV9 ĐƯA TIN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP

https://www.youtube.com/watch?v=o5A2KtiveeA

LƯƠNG Y NGUYỄN CÔNG ĐỨC

https://www.youtube.com/watch?v=nqPzcoKgp18

ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG

Cảm nhận của chú Nam

Cảm nhận của cô Nga

Cảm nhận của chị Thọ

Bài viết mới

Cô Đã Ở Hà Nội Ghé Văn Phòng Nesfaco Lấy Thuốc Apharin Trong Chuyến Công Tác Vào Sài Gòn

Nesfaco Tham Gia Chương Trình “start Up Công Nghệ Trong Thời Đại 4.0 Và Ứng Dụng Blockchain Trong Doanh Nghiệp”

Nesfaco Tham Gia “hội Thảo Hoạt Động Hỗ Trợ Nghiên Cứu Và Cung Cấp Thông Tin Thị Trường Các Nước Của Itpc Và Kết Nối Đưa Hàng Hóa Vào Chuỗi Siêu Thị Big C”

Dược Phẩm Nesfaco Tham Gia Hội Thảo Làm Thế Nào Trở Thành Nhà Cung Ứng Cho Các Doanh Nghiệp Fdi Nước Ngoài (usaid)

Nesfaco Gửi Tiếp Liệu Trình Apharin Điều Trị Huyết Áp Cao Cho Chị Thảo Ở Hà Nội

ĐẶT GIAO HÀNG TẬN NƠI

Giá bán lẻ: 560.000đ/hộp (90 viên).
Miễn phí vận chuyển dù chỉ 1 hộp.

Chi tiết về sản phẩm xem tại đây.

https://apharin.com/
Tư vấn miễn phí
0866.626.768

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO

Địa chỉ: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0866.626.768
Tổng đài: 0913.141.131
Email: info@nesfaco.com.

Thảo Dược Quý Chữa Cao Huyết Áp

Hỗ trợ khách hàng

  • Mua Hàng Và Thanh Toán
  • Chính Sách Giao Hàng
  • Đổi Trả Sản Phẩm
  • Bảo Mật Thông Tin

Kết Nối Facebook

APhaRin - Chuyên Gia Cao Huyết Áp
Copyright [2018] © NESFACO

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. (*) Lưu ý: Thời gian phát huy tối đa hiệu quả có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Sản Phẩm
  • Góc Chuyên Gia
  • Hoạt Động
  • Cảm Nhận Khách Hàng
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ

© 2019 Apharin.