Chào bạn,
Những người cao huyết áp có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người bình thường, tại sao như vậy? Đã bao giờ bạn thắc giữa cao huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ như thế nào chưa? Những kiến thức sau đây sẽ khiến bạn vô cùng ngạc nhiên.
Cao huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ với tiểu đường, ở người tiểu đường nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 3 lần người bình thường. Trong đó nguy hiểm nhất là tiểu đường tuýp 2. Một nghiên cứu khác từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) cho thấy, khoảng 60% người bị đái tháo đường được chẩn đoán tăng huyết áp, hoặc phải dùng thuốc ổn định huyết áp.
Mức glucose trong máu tăng cao ở người bị đái tháo đường được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, về lâu về dài sẽ gây xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp. Ở chiều hướng ngược lại, bệnh tăng huyết áp cản trở luồng máu lưu thông đến thận, làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu (diuretics) có kèm tác dụng phụ là tăng mức glucose huyết trong cơ thể.
Tuy nhiên người bệnh cao huyết áp và nhóm có nguy cơ tiểu đường không nên quá bi quan, phương pháp kiểm soát, điều trị cao huyết áp và tiểu đường có nhiều nét tương đồng, hỗ trợ lẫn nhau. Chỉ cần sử dụng phương pháp hợp lý, bạn sẽ thoát khỏi hai căn bệnh được cho là nan y này, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Việc cần làm đối người cao huyết áp, tiểu đường đó là sắp xếp thời gian tập thể dục mỗi ngày:
- Thường xuyên vận động thân thể và rèn luyện thể lực là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân tăng huyết áp lẫn đái tháo đường vì vừa giảm lượng glucose huyết trong cơ thể, vừa cân bằng huyết áp trong giới hạn cho phép. Bạn nên hướng đến các bài tập có cường độ trung bình như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội v.v…trong 30-40 phút, 4-5 lần mỗi tuần.
Đọc thêm:
Cao Huyết Áp Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả
Tiếp sau đó là lên cho mình một khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng nhưng lành mạnh đối với cơ thể:
- Bổ sung các loại rau củ quả.
- Đường bột (carbonhydrat) cũng sẽ chuyển hóa thành đường trong cơ thể, thế nên bạn cần cân bằng lượng đường bột giữa các bữa ăn. Các loại đường tinh luyện, đường mía cần hạn chế tối đa.
- Chọn sử dụng các sản phẩm nguyên hạt, ít béo.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Kết hợp với việc thay đổi lối sống, người bệnh cao huyết áp, tiểu đường cần sử dụng thêm sản phẩm trị cao huyết áp, tiểu đường từ thảo dược thiên nhiên để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.
Lời Khuyên Tổng Quát Cho Bệnh Nhân Cao Huyết Áp Và Tiểu Đường
- Chế độ ăn uống: Các loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyên dùng như gạo lứt, yến mạch, lúa mì, … Tăng cường rau xanh đồng thời hạn chế tối đa các sản phẩm chế biến sẵn. Hạn chế các sản phẩm có chứa nhiều đường tinh luyện, nhiều cholesterol. Hạn chế các chất kích thích và giảm việc hút thuốc lá.
- Tăng cường việc vận động, thể dục hợp lý là chìa khóa giúp điều trị tăng huyết áp độ 1. Người bệnh có thể chọn đi bộ, vận động nhẹ, các bài tập yoga, khí công, … Mỗi ngày nên dành ra ít nhất 1h cho việc vận động, tốt nhất là 30 phút mỗi sáng, 30 phút mỗi tối.
- Giữ cho tinh thần luôn sảng khoái dễ chịu, tinh thần thư giãn giúp cho huyết áp ổn định.
Mặc dù cao huyết áp và tiểu đường có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau, người bệnh cần tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với bản thân, từ đó có nhiều thời gian tận hưởng cuộc sống hạnh phúc.
Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Mối liên hệ giữa Cao huyết áp và Tiểu đường”. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh hiệu quả cho mình và người thân, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline bên dưới, hoặc để lại câu hỏi, Nesfaco sẽ trực tiếp hỗ trợ giải đáp miễn phí cho bạn nhé.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
Hotline: 0911.934.131 – 0866.626.768
Email: info@nesfaco.com
Website: Nesfaco.com
Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.